THẦN KINH VÙNG MẶT

12 dây thần kinh sọ

Dây thần kinh khứu giác (I)

Dây thần kinh thị giác (II)

Dây thần kinh vận nhãn (III)

Dây thần kinh ròng rọc (IV

dây thần kinh sinh ba (V)

Dây thần kinh vận nhãn ngoài (VI)

Dây thần kinh mặt (VII)

Dây thần kinh tiền đình- ốc tai (VIII)

Dây thần kinh thiệt hầu (IX)

Dây thần kinh lang thang (X)

Dây thần kinh phụ (XI)

Dây thần kinh hạ thiệt (XII)

2 dây thần kinh sọ não phân ra làm ba loại: -Các dây thần kinh số V, VII, IX, X là các dây thần kinh hỗn hợp.

-Các dây I, II, VIII là các dây thần kinh cảm giác.

-Các dây III, IV, VI, XI, XII là các dây thần kinh vận động.

Chức năng của Dây thần kinh sinh ba

là dây thần kinh hỗn hợp, chi phối cảm giác ở mặt và vận động của cơ nhai

1.Dây thần kinh mắt Chi phối kết mạc, tuyến nước mắt, da phần giữa mũi, phần trước niêm mạc khoang mũi, da mi trên, da tránh, da đầu tới đỉnh đầu. Dây thần kinh mắt còn có các sợi giao cảm làm giãn đồng tử và các sợi cảm giác của màng cứng. Nếu dây thần kinh mắt bị tổn thương sẽ gây rối loạn cảm giác da, niêm mạc vùng bị dây thần kinh chi phối, gây viêm giác mạc do thần kinh, mất phản xạ giác mạc.

2.Dây thần kinh hàm trên Chịu trách nhiệm chi phối cảm giác và vận động của da vùng giữa mặt, phía trước thái dương, mi dưới, kết mạc mi dưới, phần bên của mũi, hố mũi, niêm mạc mũi, môi trên, răng hàm trên, khẩu cái, phần trên họng, hầu, lợi, xoang hàm,hạnh nhân, một phần xoang sàng và màng cứng. Nếu dây này bị tổn thương sẽ gây mất cảm giác vùng trên, loạn dưỡng răng trên, mất phản xạ hầu.

3.Dây thần kinh hàm dưới Chi phối cảm giác cho da vùng thái dương, phần dưới của mặt, tai, má,môi, cằm, lợi, răng hàm dưới, một phần màng cứng và 2/3 trước lưỡi. Chi phối vận động cho cơ thái dương, cơ nhai (cơ cắn), cơ nâng hàm, cơ đưa hàm sang hai bên, cơ căng màng nhĩ, cơ hàm móng và bụng trước cơ hai thân.