1. Các huyệt đạo trên mặt
Huyệt Bách hội: Điểm gặp nhau của đường đi ngang hai đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể. Bấm huyệt này có tác dụng điều trị đau đầu, ngạt mũi, trúng phong, ù tai, hoa mắt, mất ngủ,… Huyệt Đầu duy: Vị trí huyệt này nằm nơi góc trán, cách bờ chân tóc 0,5 thốn, trên đường khớp đỉnh trán, từ huyệt Thần Đình đo ra 4 thốn. Bấm huyệt này có tác dụng trị đau nửa đầu, đau thần kinh trước trán, mí mắt rung giật. Huyệt Dương bạch: Ở trước trán, nằm trên đường thẳng qua chính giữa mắt, phía trên lông mày 1 thốn. Bấm huyệt này giúp điều trị liệt mặt, đau đầu, bệnh về mắt Huyệt Toản trúc: Nằm ở đầu 2 lông mày. Bấm huyệt này thường được dùng để chữa hoa mắt, mờ mắt, đau đầu, liệt dây thần kinh mặt,…
Huyệt Ấn đường: Nằm chính giữa đường nối hai đầu lông mày. Bấm huyệt này để chữa các chứng đau đầu. Huyệt Quyền liêu: Có vị trí ở bên cạnh gò má. Bấm huyệt quyền liêu giúp trị liệt mặt, cơ mặt co giật, đau răng, đau dây thần kinh sinh ba. Huyệt Nhân trung: Nằm ở vùng môi trên, vị trí ở chính giữa của vùng rãnh lõm nối liền sống mũi và môi. Bấm huyệt này giúp hỗ trợ điều trị ngất, chóng mặt, méo mặt, co giật Huyệt Nghinh hương: Là giao điểm của đường ngang qua chân cách mũi và rãnh mũi – miệng. Bấm huyệt Nghinh hương giúp điều trị phù mặt, liệt mặt Huyệt Địa thương: Nằm trên đường ngang qua mép và rãnh mép mũi. Bấm huyệt địa thương giúp trị liệt mặt, đau dây thần kinh tam thoa, chảy nước dãi. Huyệt Thừa tương: Nằm ở đáy chỗ lõm, chính giữa và dưới môi dưới, nằm trên đường bổ dọc giữa hàm dưới. Bấm huyệt này giúp điều trị méo miệng, đau răng, sưng lợi, chảy nước dãi,..
Bấm huyệt là liệu pháp trong Y Học Cổ Truyền sử dụng lực của ngón tay tác động trực tiếp lên các huyệt đạo trên da nhằm thúc đẩy lưu thông khí huyết và điều trị một số bệnh lý. Bấm các huyệt vùng mặt giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như: Bệnh mắt, bệnh tai, đau đầu, đau răng, rối loạn tiền đình, liệt dây thần kinh số VII,…
VỊ TRÍ ẤN CÁC HUYỆT QUAN TRỌNG